Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

MVC DESIGN PATTERN

I. Tại sao phải dùng đến mẫu thiết kế phần mềm và mô hình MVC

a. Tại sao phải dùng đến mẫu thiết kết phần mềm (Design Pattern)

* Vấn đề.

- Có khi nào bạn tưởng tượng rằng mã nguồn của một dự án lớn sẽ rối rắm như thế nào nếu như bạn đặt lớp, các phương thức, tên biến một cách cẩu thả và thiếu sự quy hoạch chưa? Đối với tôi điều đó thật sự là khủng khiếp khi mà dự án mình làm dở dang mà rất lâu sau đó mới tiếp tục phát triển. Tôi tin rằng nếu như vậy thì trí nhớ của bạn sẽ phải khóc than vì những dòng code loạn xạ, khai báo mọi nơi, thiếu đi sự quy hoạch.

* Giải quyết.

- Để giải quyết vấn đề này người ta phải cần đến mẫu thiết kế trong việc phát triển phần mềm quy mô lớn, khi đó các đoạn mã của bạn sẽ được sắp xếp, khai báo một cách có quy hoạch, điều này sẽ khiến cho việc tái sử dụng code trở nên dễ dàng hơn, việc dùng mẫu thiết kế sẽ giúp cả nhóm làm việc với khả năng ăn ý cao hơn, từ đó dẫn đến phát triển dự án nhanh hơn, chất lượng hơn (Vì dễ dàng tái sử dụng và mở rộng).

b. Mô hình MVC.

- MVC là một trong những mẫu thiết kế cực kì phổ biến. Nó là viết tắt của Model, View và Controller. Ta có thể hiểu rằng ứng dụng của chúng ta sẽ được chia làm 3 tầng và mỗi một tầng sẽ đóng những vai trò khác nhau. Cụ thể thì:

+ Model : Đây là thành phần chứa tất cả các nghiệp vụ logic, phương thức xử lý, truy xuất database, đối tượng mô tả dữ liệu như các Class (entity), hàm xử lý...

+ View:  Đảm nhận việc hiển thị thông tin, tương tác với người dùng, nơi chứa tất cả các đối tượng GUI như input, images, checkbox ...Hiểu một cách đơn giản thì, nó là tập hợp các form hoặc các file HTML.

+ Controller: Giữ nhiệm vụ nhận điều hướng các yêu cầu từ người dùng và gọi đúng những phương thức xử lý chúng... Chẳng hạn thành phần này sẽ nhận request từ url và form để thao tác trực tiếp với Model.

* Ưu điểm

- Dễ dàng tuỳ biến, tính tái sử dụng cao.
- Thể hiện tính chuyên nghiệp trong lập trình, phân tích thiết kế. Do được chia thành các thành phần độc lập nên giúp phát triển ứng dụng nhanh, đơn giản, dễ nâng cấp, bảo trì..

* Nhược điểm

Đối với dự án nhỏ việc áp dụng mô hình MC gây cồng kềnh, tốn thời gian trong quá trình phát triển. Tốn thời gian trung chuyển dữ liệu của các thành phần.


II. Cách thức hoạt động của mô hình MVC.



Người dùng gửi yêu cầu đến cho Controller khi muốn thay đổi View, Controller sẽ xác định yêu cầu và điều hướng tới cho model.

----- >>> Khi Modelnhận được request sẽ tiến hành xử lý sau đó kết quản của xử lý đươc gửi đến và hiển thị ở View.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét