Framework and Struts 2
I. Framwork
1.Tổng quan về Framework
- Framework ( khung làm việc) là một tập hợp các class, interface giúp chúng ta làm được ứng dụng một cách nhanh và dễ dàng.-Một framework tốt nên cung cấp, hỗ trợ các hành vi chung, khái quái mà có thể được tận dụng qua nhiều loại ứng dụng, dự án khác nhau.
- Các class và interface trong java cũng được xem như là framwork, nhưng những class, interface này nó là các thư viện thực tế.
2. Vai trò của framework.
Có 4 vai trò chủ yếu của framework.- Framework cho phép tạo và sử dụng các tên miền riêng.
- Cho phép ứng dụng có khả năng mở rộng dễ dàng.
- Cho phép tái sử dụng thiết kế.
- Cho phép chạy trực tiếp và tái sử dụng
3. Đặc điểm của một framework.
- Bao gồm các thành phần hoặc các lớp khác nhau, cái mà magn đến sự trìu tượng của một khái niệm cụ thể.- Cung cấp một khuôn mẫu có tổ chức của một ứng dụng.
- Cung cấp định nghĩa những thành phần hoặc các lớp nào làm việc cùng nhau để cung ứng một giải pháp cho vấn đề.
- Các lớp và các thành phần có thể được sử dụng.
4. Ưu điểm và nhược điểm
a. Ưu điểm.
- Phát triển ứng dụng nhanh.- Khả năng mở rộng tốt.
- khả năng tái sử dụng cao.
b. Nhược điểm
- Ứng dụng sẽ có dung lượng nặng do chứa các class cũng như các interface không dùng đến nhưng vẫn có trong ứng dụng
II. Struts.
1. Tổng quan về Struts framework?- Struts là một framework mã nguồn mở dành cho ứng dụng web bằng ngôn ngữ java và được phát triển trên mẫu thiết kế MVC (mô hình MVC). Struts nó được phát triển để giải quyết rất nhiều các vấn đề liên quan đến các ứng dụng Web hướng business đòi hỏi hiệu năng cao sử dụng Java servlet và JSP.
2. Kiến trúc của Struts 2 Framework.
Hình 1.
Như đã nói ở phần tổng quan về Struts 2 framework thì ở hình 1 ta có sơ đồ kiến trúc của Struts framework.
Khi phía client gửi request đến thì Controller sẽ xác định request và gửi request đó đến một action được quy định sẵn để xử lý và điền dữ liệu vào model. Sau khi xử lý xong thì action sẽ chuyển đến View và trang View này sẽ kéo dữ liệu đã được điền vào model để trả về phía người dùng và hiển thị dữ liệu lên.
3. Ưu điểm và nhược điểm của Struts framework.
a. Ưu điểm
- Giúp tách những thứ có liên quan với nhau. Cụ thể là khi biết một mỗi một View sẽ được phụ trách bởi một Action, không lẫn lộn với nhau.
- Nới lỏng sự liên kết giữa các thành phần của website.
- Dễ dàng cho việc kiểm thử.
- Khi chúng ta đã tách hầu hết các thành phần trong website thì các thành phần sẽ phát triển một cách riêng biệt, điều này sẽ làm cho dễ dàng trong việc phát triển, mở rộng do tính module hoá.
- Có một cái rất hay trong struts 2 đó là việc chuẩn hoá các quy tắc viết vì thế chúng ta không phải động não để nghĩ ra cách viết, cách set, get đã được chuẩn hoá và chúng ta cứ thế sử dụng.
b. Nhược điểm
- Cần sử dụng khá thành thạo JSP và Servlet.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét