I. Các kỹ năng mà một lập trình viên cần có
1. Đặt vấn đề.
- Trong thời buổi hiện nay các công nghệ phát triển nhanh như vũ bão làm cho các lập trình viên mới tốt nghiệp và bắt đầu bước chân vào nghề cảm thấy bối rối, không biết nên học ngôn ngữ gì, rèn luyện những kĩ năng gì để đạt được thành công trong ngành lập trình. Vậy những lập trình viên cần học kỹ năng gì? Dưới đây là các kĩ năng mà lập trình viên cần rèn luyện để có thể đứng vững với nghề lập trình. Cùng khám phá nào :)
2. Các kĩ năng cần phát triển.
a. Kĩ năng giải quyết vấn đề đang gặp phải.
- Đây là một kĩ năng cực kì quan trọng không chỉ trong ngành lập trình mà còn trong cuộc sống thường ngày. Kỹ năng giải quyết vấn đề trong lập trình là khi người lập trình viên gặp các vấn đề, các yêu cầu của khách hàng thì biết cách để thực hiện các yêu cầu đó bằng nghiệp vụ của mình. Để làm được như vậy đòi hỏi người lập trình viên phải luôn luôn suy nghĩ để tìm ra các giải pháp cho vấn đề mình gặp phải, không những tìm ra giải pháp đơn thuần mà còn phải tìm ra những giải pháp tối ưu nhất.
Ví dụ:
Khách hàng yêu cầu phát triển một website chuyên bán các sản phẩm là các loại đèn trang trí.
Lúc này người lập trình viên sẽ phải sử dụng các công cụ hỗ trợ là ngôn ngữ để phát triển, framework, lựa chọn giao diện, vân vân. Trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh một số rắc rối vì kĩ thuật người lập trình viên cần biết cách xử lý các tình huống khó khăn như tìm kiếm thông tin trên internet, hỏi bạn cùng lớp (hoặc hỏi đồng nghiệp), hỏi thầy giáo (hoặc hỏi xếp).
Nếu không biết cách để giải quyết vấn đề thì cho dù có học và biết bao nhiêu ngôn ngữ, framework cũng chẳng thể làm được gì.
b. Kĩ năng tự học.
Trong cuộc sống hỗn độn và phức tạp này, để có thể tồn tại được thì con người nói chung hay lập trình viên nói riêng phải luôn luôn không ngừng học hỏi, học những cái cũ, học cái mới, việc học phải diễn ra không ngừng nghỉ. Có một số điều cần lưu ý về việc học như sau:
1. Cần phải có sự cảm nhận và nhạy bén bởi có rất nhiều thứ, có những thứ cần thiết và những thứ không cần thiết đối với bản thân người lập trình viên, nếu chúng ta dành thời gian để học những thứ không cần thiết thì không những nó không giúp ích được gì cho bạn cũng như công việc của bạn mà nó còn làm lãng phí thời gian của bạn
2. Đứng ở góc độ là một lập trình viên chúng ta nên học những ngôn ngữ phổ biến, có nhiều nhà tuyển dụng để có thể dễ dàng xin được việc.
3. Việc học một thứ gì đó phải học thật sâu, phải đi luôn luôn tìm ra câu hỏi tại sao? nếu chỉ học để biết mà không hiểu thì sẽ rất khó để áp dụng.
4. Việc học có 4 mức:
- Tiếp theo là thực hành ở nhà để có thể nắm chắc được lý thuyết
Bạn chỉ có thể kiếm ra tiền khi việc học của bạn đạt mức áp dụng tức là từ những cái bạn đã học được làm ra những sản phẩm của chính bạn.
b. Kĩ năng làm việc nhóm.
- Hiện nay trong hầu hết các ngành nghề đều cần kĩ năng làm việc nhóm, làm việc nhóm giúp tăng hiệu quả làm việc đáng kể so với làm việc đơn lẻ. Làm việc nhóm (Team Working) là một kĩ năng tương đối khó, nó đòi hỏi người lập trình viên cần có các yếu tố cụ thể như: Sự nhẫn nại, tôn trọng người khác, phát huy điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm, biết cách điều khiển thời gian và phân công công việc để đạt được tiến độ và chất lượng tốt nhất ..v.v.
II. Phương pháp học tập.
- Hiện nay có rất nhiều các phương pháp học tập khác nhau, mỗi người phù hợp với một phương pháp. Đối với sinh viên thì việc đảm bảo học được các kiến thức trên lớp và vượt qua các bài kiểm tra là một việc hết sức quan trọng. Có một phương pháp được nhiều người áp dụng trên toàn thế giới và nó mang lại những kết quả thực sự ấn tượng cho người áp dụng đó là: Kolb Learning Cycle
Theo phương pháp này việc học là một vòng tuần hoàn khép kín.
- Đầu tiên là học lý thuyết trừu tượng (Abstract Conceptualisation) -----> Sau khi nắm được lý thuyết thì bắt đầu làm những bài tập thực hành để hiểu rõ hơn về lý thuyết và cách vận hành thực tế (Active)-------> Sau khi đã trải qua thực hành và hiểu rõ về lý thuyết và cách vận hành thực tế thì chúng ta sẽ có những kinh nghiệm về thứ mà chúng ta học (Concrete Experience) ----> Tiếp đến là áp dụng những kinh nghiệm mà mình đã học được vào việc làm nên một thứ gì đó của riêng mình qua quá trình này sẽ củng cố một cách vững chắc nhất những kinh nghiệm mình đã học được và khi làm thì gặp những cái mới, những khó khăn ta lại bắt đầu quay tiếp tục tìm tòi từ lý thuyết.
1. Áp dụng
- Đối với sinh viên thì trước khi lên lớp ta phải học trước lý thuyết ở nhà.
+ Hiện nay với thời đại công nghệ thông tin phát triển việc học ở nhà không còn khó khăn nữa mà chở nên rất đơn giản và tiện lợi, chúng ta có thể học mọi lúc, mọi nơi bằng cách xem các video, hay nghe các audio về bài giảng, hay chỉ đơn giản là đọc sách về thứ mà mình học. Điều này tạo nên một sự chủ động cho sinh viên và sinh viên có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhanh nhất vì các video, audio, hay sách đều đã được biên soạn làm sao cho người nghe, xem, đọc có thể hiểu được kiến thức một cách nhanh nhất.
+ Chúng ta có thể thực hành bằng nhiều cách khác nhau như làm các bài quiz, làm lại các demo, làm các bài tập nhỏ, sau khi thực hành gặp phải những khó khăn, rắc rối mà bản thân không thể tự giải quyết được sau khi đã tìm kiếm, tra cứu thì đến lớp và nhờ sự trợ giúp của bạn bè, hoặc giảng viên.
+ Tiếp đó sau khi tìm ra được những lỗi trong quá trình thực hành chúng ta sẽ có những kinh nghiệm khó quên để có thể áp dụng cho việc tạo ra các sản phẩm cho riêng mình.
III. Ưu điểm của phương pháp học Kolb Learning Cycle
- Giúp sinh viên có thể chủ động trong việc học tập.
- Nắm bắt kiến thức một cách nhanh chóng.
- Kiến thức đã có được sẽ khó bị quên vì đó là những kinh nghiệm thực tế của bản thân đã trải qua.
- Học ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào,
- Có được những kinh nghiệm thực tế.
IV. Các công cụ cho việc học
- Internet
+ Trang web tìm kiếm nổi tiếng google là một công cụ tuyệt vời để cho bạn có thể tìm kiếm mọi thứ.
- Các video bài giảng,
+ Chúng ta có thể tìm các video một cách dễ dàng với youtube bằng việc gõ các từ khoá có liên quan đến cái cần tìm kiếm
- Slide chuyên ngành
- Các audio.
- Các trang web cho phép quản lý thời gian và công việc (trello.com)
Bài viết rất hay, có nội dung phong phú
Trả lờiXóa