Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

Tản mạn xung quanh việc "HỌC"

Vấn đề ở quê tôi.

Xưa nay các ông bố bà mẹ ở quê tôi vẫn thường nói với con cái của họ rằng: "CON NÊN HỌC ĐI ĐỂ THÀNH NGƯỜI, ĐỂ THÀNH CÔNG, ĐỂ THÀNH ĐẠT VÀ ĐỂ THÀNH RẤT NHIỀU THỨ NỮA ?" .

Vâng. Nghe những lời khuyên này có vẻ rất trân thành và bổ ích đối với mỗi người con, người cháu và có lẽ rằng chúng ta nên hết sức lắng nghe. Thế nhưng ở đây tôi xin đặt ra một vấn đề rằng: "HỌC" có phải lúc nào cũng là tốt, có phải "HỌC " cái gì cũng là tốt, và phải học thế nào mới là tốt, học để làm gì và học như thế nào để trở nên tốt?

Thực trạng quê tôi

Ở quê tôi bọn trẻ con ngay từ khi biết nhận thức đã được "bơm" vào đầu ý nghĩa của việc học. Những bác nông dân ở quê tôi (bao gồm cả bố tôi, mẹ tôi), những người quanh năm gắn bó với ruộng đồng, với cây lúa thì họ luôn luôn coi việc học của con cái mình là một niềm tự hào, một niềm hãnh diện vô vàn. Họ nghĩ rằng việc con cái mình dành được những con điểm cao trong quá trình học tập ở trường là một điều gì đó vô cùng đáng để vui sướng, để tưởng thưởng, và còn để là một câu nói đầy tự hào về con cái mình trong các cuộc "buôn dưa lê, bán dưa chuột" với hàng xóm.

Quan điểm chung của người dân quê tôi

Tôi nhớ rằng khi còn là một học sinh cấp ba, tôi có một niềm đam mê vô hạn đối với điện và vật lý, tôi có thể ngồi cả ngày chỉ với vài cục pin, một hai cái "mô tơ bé xíu" và một số thứ linh tinh như dây điện, keo con voi, bìa cứng. Tôi vui mừng nhảy cẫng lên khi lắp được một cái bảng điện và thấy bóng đèn được điều khiển theo động tác bật tắt của công tắc do tôi lắp đặt, hay là những lần làm cho cái "mô tơ bé xíu " nó quay chong chóng, tôi đã từng có ý định rất tuyệt vời đó là tự mình làm một chiếc ván trượt chạy bằng động cơ điện, khi đó tôi có thể đi chơi ở những nơi tôi thích mà không cần phải đi bộ hay đi xe đạp, để không phải hành hạ đôi chân của mình nhằm thoả mãn cái tính thích đi chơi, khám phá những địa điểm mới.

 Thế nhưng khi tôi tự mình mày mò, tự mình lắp đặt những cái đó, tự mang ra "thử nghiệm" thì bố tôi nói rằng đó là sự "nghịch ngợm thiếu thông minh". Theo bố tôi việc học là phải chăm chỉ cắp sách tới trường và về nhà cấm được nghịch ngợm cái gì ngoài ngồi bàn học với sách, vở và bút. Bây giờ khi khi đã có nhận thức riêng của bản thân thì tôi đặt ra câu hỏi rằng: "Những người mà nghĩ ra, chứng minh được những định lý, định nghĩa, công thức đầu tiên thì họ lấy những cái đó từ đâu..? "

Những người dân ở quê tôi, họ vẫn thường đề cao sự quan trọng của giáo viên và dạy chúng tôi rằng phải tôn trọng giáo viên, những người mang đến cho mình những tri thức một cách tuyệt đối, nói cái gì cũng là đúng và không được phép cãi hay tranh luận với giáo viên trong mọi trường hợp. Họ coi việc tranh luận với giáo viên là một việc làm hết sức "ngu xuẩn" và đầy "tự đại". Thế nếu không có những người tự mình tìm tòi, nghiên cứu từ những điều sơ đẳng, sơ khai nhất thì bây giờ làm gì có những thứ đó cho tôi học và nếu như mình có ý kiến quan điểm riêng trái ngược với giáo viên mà lại không được phép mang nó ra để tranh luận thì làm sao có thể hiểu được vấn đề một cách sâu sắc.

Đến hiện giờ bố tôi vẫn đề cao cái việc bắt học sinh "Quỳ đầu gối trên tổ kiến", "Quỳ trên sỏi" là một việc làm hoàn toàn đúng đắn và giúp cho học sinh biết sợ mà vươn lên. Ông vẫn cho rằng chỉ có như vậy mới đạo tạo nên được những nhân tài, những con người theo đúng nghĩa (cái mà bố tôi gọi là "Nên người").  Thế liệu rằng quan điểm này đúng hay sai?

Quan điểm trên đúng hay sai?

Theo ý kiến của bản thân tôi thì con người ta sinh ra ai cũng thích những lời nói dịu dàng, ấm áp chứ chẳng ai thích những lời quát mắng, chửi bới hay bị đánh đập, con người ta chỉ thực sự làm một việc nào đó bằng 100% năng suất và 200% sự nhiệt tình khi tâm trạng của người ta thực sự tốt và đầy hứng khởi. Liệu rằng khi bị quỳ trên tổ kiến, hay đánh đập có làm cho những học sinh cảm phục và quyết tâm học tập với một thái độ đầy nhiệt huyết không? hay những cái đó chỉ khiến cho bọn chúng, những đứa học sinh với nhận thức còn hạn chế thêm thù oán, ghét bỏ, chán chê với thầy cô giáo chúng và từ đó ghét luôn cả môn mà họ dạy. Những người được cho là tài giỏi và nên người theo cách giáo dục cũ mà bố tôi cho rằng nó đào tạo ra nhân tài thì được thể hiện ở dưới đây với số sáng chế của Việt Nam còn ở những nước như Nhật Bản,  Anh áp dụng quan điểm mà bố tôi cho là lệch lạc được thể hiện ở bảng dưới đây.




Giáo viên nên là những người thầy/cô tuyệt vời

Theo bản thân tôi thì chúng ta không thể nào giỏi một cách thật sự trong một lĩnh vực nào đó nếu như chúng ta không tự mình học hỏi một cách có ý thức với thời gian khoảng vài nghìn giờ bởi vì sao ư? Bởi vì chỉ khi chúng ta tự học thì bộ não của chúng ta mới có thể hiểu một cách tường tận vấn đề mà mình đang học, đang gặp phải. Vậy thầy, cô đóng vài trò như thế nào? Tôi nghĩ rằng trong việc tự mình học hỏi, tìm tòi chắc chắn sẽ gặp phải những khúc mắc, những trở ngại cả về kiến thức cũng như tâm lý. Có thể chỉ vì gặp một vấn đề với độ nan giải khác nhau mà sẽ dẫn đến sự bỏ cuộc theo tính cách của từng người. Vậy thì giáo viên những người mang trọng trách cao cả sẽ là người tìm ra hướng giải quyết cho những khó khăn đó cùng với những học trò của mình, tìm về niềm cảm hứng bất tận của việc khám phá và học hỏi những kiến thức mới và truyền chúng cho những học trò còn non dại.

Giáo dục liệu có giết chết sự sáng tạo của mỗi một con người?


Quy tắc 10.000h.




Luận điểm ở phía dưới:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét